Vì sao Barca liên tục vi phạm hạn mức lương trần?

123b – Barca vẫn đang gặp khó với giới hạn lương trần, dù đã được ban tổ chức La Liga “mở đường sống”. Một phần nguyên nhân là do họ đang bị đối tác chây ì tiền trong vụ bán cổ phần của công ty con Barca Studios.

Ban tổ chức La Liga đã nới rộng giới hạn lương trần cho Barca

Theo tin mới nhất, đã được ban tổ chức La Liga “mở đường sống”. Cụ thể, trần lương của đội bóng xứ Catalunya đã được tăng hơn 200 triệu euro, từ mức 204 triệu euro ở kỳ chuyển nhượng mùa Đông trước lên thành 426 triệu euro ở phiên chợ hè năm nay. Tuy nhiên, Barca vẫn chưa thể đáp ứng.

Đó là lý do giải thích tại sao Barca không thể tung tân binh Dani Olmo ra sân ngay từ vòng 1 La Liga. Phải đến ngày cuối cùng của phiên chợ hè 2024, nhờ chấn thương tình cờ của trung vệ Andreas Christensen, CLB xứ Catalunya mới có thể điền tên tuyển thủ Tây Ban Nha vào danh sách đội 1.

Barca đã nỗ lực rất nhiều để cắt giảm quỹ lương trong kỳ chuyển nhượng mùa hè vừa qua. Đáng chú ý, họ đã đẩy được tiền vệ Ilkay Gundogan trở lại Man City. Cùng với đó là sự ra đi của Sergi Roberto và Marcos Alonso (dưới dạng chuyển nhượng tự do) hay Vitor Roque (cho Betis mượn)… Nhưng họ vẫn không đáp ứng được quy chế lương trần.

Nhưng Barca vẫn gặp vướng mắc

Như đã biết, vài năm trở lại đây, ban tổ chức La Liga áp dụng quy chế lương trần một cách ngặt nghèo, nhằm tránh để các CLB rơi vào tình trạng phải tuyên bố phá sản. Hiểu nôm na, đó là số tiền được tính dựa trên mức chênh lệch giữa doanh thu thu về và các chi phí khác (bao gồm cả các khoản thua lỗ và nợ).

Barca hiện đang nợ hơn 1 tỷ euro. Dù vậy, dù xoay sở kiểu gì, họ vẫn không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về lương trần. Liên tục trong những năm gần đây, họ thường xuyên phải kêu gọi các trụ cột tình nguyện cắt giảm lương, đồng thời ra sức bán cầu thủ và sử dụng các biện pháp “đòn bẩy tài chính”, nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan.

Dani Olmo (trái) có thể sẽ không được góp mặt ở đội 1 của Barca vào tháng 1 tới

Lẽ ra, mọi chuyện đã không trở nên phức tạp, nếu Barca suôn sẻ trong việc bán cổ phần của công ty con Barca Studios. Theo đàm phán, CLB xứ Catalunya sẽ bỏ túi 200 triệu euro sau khi thương vụ này hoàn tất. Nhưng trên thực tế, từ năm 2022 đến giờ, Barca mới nhận được vỏn vẹn 40 triệu euro từ phía đối tác.

Dưới triều đại của chủ tịch Joan Laporta, quỹ lương của Barca đã được cắt giảm đáng kể. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất hồi tháng 2/2024, họ vẫn đang là đội trả lương cao nhất thế giới. Cụ thể, quỹ lương của họ chạm mức xấp xỉ 650 triệu euro. Trong đó, riêng tiền vệ Frenkie de Jong đang bỏ túi mỗi tháng 25 triệu euro, dù không thường xuyên đá chính do bị chấn thương.

Cứ đà này, Barca sẽ tiếp tục gặp vấn đề với giới hạn về lương trần ở La Liga trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông sắp tới. Họ sẽ buộc phải tiếp tục bán các ngôi sao nhằm giảm tải quỹ lương. Nếu không, một khi trung vệ Christensen bình phục chấn thương và tái xuất, sẽ lại bị gạt tên khỏi danh sách đăng ký ở đội 1.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]
             
Tắt [X]